Công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm là những bước bắt buộc mà các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm phải thực hiện để đảm bảo sản phẩm của mình tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn an toàn. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động đúng luật mà còn đóng góp vào việc tạo dựng niềm tin của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm, qua đó đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành thực phẩm.
1. Công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
-
Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Đối tượng của công bố hợp quy là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý. Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc.
-
Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm phù hợp với quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
2. Hồ sơ pháp lý, trình tự thủ tục
Đối với công bố hợp quy :
- Hồ sơ đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân:
+ Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau: tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax; tên sản phẩm, hàng hóa;
+ Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;
+Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.
- Hồ sơ đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định:
+ Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức, cá nhân thực hiện công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (Bao gồm: Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá; trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận; trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định) nộp hồ sơ tới Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ nghỉ).
Bước 2: Xử lý hồ sơ
* Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá:
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy theo quy định cho cơ quan chuyên ngành để công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân;
Sau khi nộp hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.
* Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận (sau đây viết tắt là tổ chức chứng nhận):
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy theo quy định cho cơ quan chuyên ngành để công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận;
Sau khi có bản Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.
* Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định:
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy theo quy định kèm theo bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận được chỉ định cho cơ quan chuyên ngành để được cấp Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy;
Sau khi nộp hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.
- Hồ sơ pháp lý chung:
+ Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể;
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định;
+ Đối với đơn vị công bố sản phẩm không trực tiếp sản xuất thông qua đơn vị gia công: Cung cấp Hợp đồng gia công đối với doanh nghiệp không trực tiếp sản xuất và hồ sơ pháp lý của công ty gia công sản phẩm bao gồm:
oGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp);
oGiấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
oKết quả xét nghiệm sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh về tiêu chuẩn vi sinh vật.
-Trình tự, thủ tục công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm:
Bước 1: Đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Thực hiện việc kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm định được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận; đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm dựa trên kết quả kiểm nghiệm và quy định chi tiết áp dụng cho từng loại sản phẩm dựa trên các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
Bước 2: Đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Nộp hồ sơ công bố sản phẩm lập và nộp hồ sơ công bố đến cơ quan tiếp nhận đăng ký theo quy định.
Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Các cơ sở phải Công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.