Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp không chỉ giúp doanh nghiệp khẳng định quyền sở hữu hợp pháp đối với sản phẩm của mình mà còn ngăn chặn tình trạng sao chép, vi phạm bản quyền, tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quy trình, lợi ích và những lưu ý quan trọng khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

HAVIP】Các đối tượng có thể trở thành kiểu dáng công nghiệp - Dịch vụ đăng  ký sở hữu trí tuệ|Luật Havip

1. Kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp. (theo khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022).

Điều kiện chung bảo hộ kiểu dáng công nghiệp căn cứ vào điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ.

  • Tính mới: Kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt so với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên. Nếu kiểu dáng công nghiệp chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó thì được xem là không khác biệt đáng kể.
  • Tính sáng tạo: có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
  • Khả năng áp dụng công nghiệp: Nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

2. Quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

  • Tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của mình;
  • Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, tổ chức, cá nhân.
  • Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra kiểu dáng công nghiệp thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
  • Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký quy định tại Điều này có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

3Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Theo điều 100 và điều 103 quy định về hồ sơ yêu cầu đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

  • Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
  • Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể kiểu dáng công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại điều Điều 103;

+ Bao gồm ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp và bản mô tả kiểu dáng công nghiệp được thể hiện trong bộ ảnh chụp, bản vẽ.

+ Bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp phải thể hiện đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ đến mức căn cứ vào đó, người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng có thể xác định được kiểu dáng công nghiệp đó.

+ Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp được thể hiện trong bộ ảnh chụp, bản vẽ phải liệt kê thứ tự các ảnh chụp, bản vẽ trong bộ ảnh chụp, bản vẽ và các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp.

  • Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  • Tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen trong đơn đăng ký sáng chế, đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

4. Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Có thể nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các nơi tiếp nhập đơn của Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Sau khi nhận đơn từ người nộp đơn, cục Sở hữu trí tuệ tiến hành việc kiểm tra hình thức đối với đơn, có 2 trường hợp xảy ra:

  • Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
  • Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót.

Bước 3: Công bố đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Trong 02 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ, sau khi có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (có tính mới, có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Thời hạn thẩm định nội dung: 07 tháng kể từ ngày công bố đơn

Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về kiểu dáng công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!

 

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề