Mỗi hình thức đều có những đặc điểm và quy định pháp lý riêng biệt, và việc lựa chọn phương thức nào phụ thuộc vào mục tiêu và tình hình cụ thể của doanh nghiệp.
Việc phân biệt giữa chia, tách, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp là quan trọng trong quản lý kinh doanh và chiến lược doanh nghiệp.
1. Chia doanh nghiệp
- Khái niệm: Chia công ty là hình thức công ty TNHH, công ty cổ phần có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.
- Công thức: A=B+C
Trong đó: A là công ty bị chia; B, C là công ty mới.
- Căn cứ pháp lý: Điều 198 Luật Doanh nghiệp 2020
- Cách thức thực hiện: Chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có vào các công ty mới.
- Hệ quả pháp lý: Sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty bị chia chấm dứt tồn tại.
- Trách nhiệm pháp lý: Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện nghĩa vụ này. Các công ty mới đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định chia công ty.
- Thủ tục sau khi thay đổi: Phải thực hiện đăng ký kinh doanh cho các công ty bị chia.
- Mục đích: Thường để tổ chức lại hoạt động kinh doanh, tăng tính chuyên môn hóa hoặc do mâu thuẫn nội bộ.
2. Tách doanh nghiệp
Khái niệm: Tách công ty là hình thức công ty TNHH, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có để thành lập một hoặc một số công ty TNHH, công ty cổ phần mới mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
- Công thức: A=A+B
Trong đó: A là công ty bị tách, B là công ty mới được tách.
- Căn cứ pháp lý: Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020
- Cách thức thực hiện: Chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có vào công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
- Hệ quả pháp lý: Một hoặc nhiều công ty mới được thành lập nhưng công ty bị chia không chấm dứt tồn tại.
- Trách nhiệm pháp lý: Công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Các công ty được tách đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định tách công ty.
- Thủ tục sau khi thay đổi: Thực hiện đăng ký kinh doanh cho các công ty mới được tách.
- Mục đích: Thường để mở rộng phạm vi hoạt động, tách bạch các lĩnh vực kinh doanh hoặc tăng cường hiệu quả quản lý.
3. Hợp nhất doanh nghiệp
- Khái niệm: Là trường hợp hai hoặc nhiều công ty hợp nhất thành một công ty mới và chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
- Công thức: A+B=C
Trong đó: A và B là công ty hợp nhất, C là công ty mới được hợp nhất.
- Căn cứ pháp lý: Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2020
- Cách thức thực hiện: Các công ty mang quyền, nghĩa vụ và tài sản của mình gộp chung lại thành một công ty mới.
- Hệ quả pháp lý: Sau khi hợp nhất sẽ tạo ra một công ty mới và đồng thời chấm dứt hoàn toàn sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
- Trách nhiệm pháp lý: Công ty mới sau khi hợp nhất hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ của các công ty bị hợp nhất.
- Thủ tục sau khi thay đổi: Phải thực hiện đăng ký kinh doanh cho công ty mới.
- Mục đích: Thường để tăng quy mô, sức cạnh tranh, hoặc tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô.
4. Sáp nhập doanh nghiệp
- Khái niệm: Là trường hợp một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
- Công thức: A+B=B
Trong đó: A là công ty bị sáp nhập, B là công ty mới được sáp nhập
- Căn cứ pháp lý: Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020
- Cách thức thực hiện: Công ty chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang công ty nhận sáp nhập.
- Hệ quả pháp lý: Sau khi sáp nhập thì công ty nhận sáp nhập giữ nguyên và chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
- Trách nhiệm pháp lý: Công ty nhận sáp nhập được nhận toàn bộ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của các công ty bị sáp nhập chuyển sang.
- Thủ tục sau khi thay đổi: Công ty nhận sáp nhập thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
- Mục đích: Thường để mở rộng thị phần, tận dụng lợi thế tài chính, hoặc hợp nhất nguồn lực quản lý.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.