Thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh thực phẩm, sự tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ mang tính bắt buộc, mà còn là trách nhiệm đạo đức của mỗi doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm không chỉ là một yêu cầu pháp lý, mà còn là yếu tố bảo vệ sức khỏe con người. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là thời hạn của giấy chứng nhận này đã được quy định rõ ràng, nhằm đảm bảo tính liên tục và nghiêm ngặt trong công tác quản lý an toàn thực phẩm.

Quy định vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu chế biến năm 2022

1. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần phải đáp ứng nhiều điều kiện nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Căn cứ vào Luật An toàn thực phẩm, điều kiện cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

  • Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;
  • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Theo Điều 37 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định về thời hạn của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sau:

  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời hạn 03 năm.
  • Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo  quy định tại điều 36 Luật An toàn thực phẩm.

3. Hồ sơ, trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Bộ hồ sơ gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Trình tự, thủ tục:

  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề