Thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế hộ kinh doanh

Khi dừng hoạt động kinh doanh, việc đầu tiên kinh doanh cần làm là chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế là một bước cần thiết để hoàn tất quá trình đóng cửa và bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về thuế. Quy trình này bắt đầu bằng việc hộ kinh doanh thông báo với Cơ quan thuế về quyết định ngừng hoạt động, đồng thời thực hiện quyết toán thuế đối với các khoản thuế còn nợ, bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế môn bài, và các khoản thuế khác. Sau khi hoàn thành việc thanh toán các khoản thuế và nghĩa vụ tài chính, hộ kinh doanh phải chuẩn bị và nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan thuế nơi đăng ký. Hãy cùng Công ty Luật Việt Phong tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

1. Mã số thuế hộ kinh doanh dùng để làm gì?

Căn cứ theo Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT ngày 18/4/2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư định nghĩa về mã số thuế hộ kinh doanh như sau:

Mã số thuế hộ kinh doanh là dãy số được tạo tự động bởi Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế và truyền sang hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh để cấp cho hộ kinh doanh khi đăng ký hộ kinh doanh. Mã số hộ kinh doanh được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Mã số này đồng thời là mã số thuế của hộ kinh doanh.

Mã số thuế hộ kinh doanh dùng để: 

-  Giúp xác định danh tính hộ kinh doanh một cách rõ ràng và duy nhất trong hệ thống thuế. Khi giao dịch với các cơ quan, ngân hàng, hoặc đối tác kinh doanh, giúp phân biệt hộ kinh doanh này với các tổ chức khác.

- Nộp thuế và báo cáo thuế: Nộp các loại thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh của hộ, bao gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGT, và các loại thuế khác. Khi hộ kinh doanh nộp tờ khai thuế, mã số thuế hộ kinh doanh sẽ được ghi rõ để xác định đối tượng nộp thuế.

- Tra cứu thông tin hộ kinh doanh: Tra cứu thông tin về hộ kinh doanh trên các trang web của cơ quan thuế. Bạn có thể biết được tên hộ kinh doanh, địa chỉ đăng ký, và các thông tin liên quan khác.

- Kiểm soát và quản lý hoạt động kinh doanh: Giúp cơ quan thuế kiểm soát và quản lý hoạt động kinh doanh của hộ. Khi có thay đổi về thông tin hộ kinh doanh 

2. Điều kiện để chấm dứt hiệu lực mã số thuế hộ kinh doanh 

- Người nộp thuế nộp thuế theo quy định tại Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT

- Trường hợp người Việt Nam xuất cảnh định cư nước ngoài, người Việt Nam định cư nước ngoài, người nước ngoài phải thực hiện nghĩa vụ  thuế  trước khi xuất cảnh từ Việt Nam.

- Trường hợp cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có văn bản thông báo của cơ quan thuế hoặc thông tin điện tử về việc người dự định xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định trước khi xuất cảnh thì có trách nhiệm ngăn chặn cá nhân xuất cảnh.

- Hộ gia đình, cá nhân chấm dứt hoạt động kinh doanh chưa hoàn thành nộp thuế thì phần thuế nợ còn lại do chủ hộ gia đình, cá nhân chịu trách nhiệm nộp.

- Trường hợp người nộp thuế chết mà di sản chưa được chia thì nghĩa vụ thuế do người quản lý di sản thực hiện. Nếu di sản đã được chia thì người thừa kế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Trong trường hợp tổ chức, cơ quan Nhà nước hưởng tài sản di chúc thì phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế do người chết để lại.

- Trường hợp trong di chúc hoặc theo pháp luật không có người thừa kế hoặc có người thừa kế nhưng từ chối nhận di sản thì nghĩa vụ nộp thuế thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.

- Trường hợp người nộp thuế bị tuyên bố mất tích, người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự do người được Tòa án giao quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích, người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thực hiện trong phạm vi tài sản được giao cho quản lý.

3. Các bước chấm dứt hiệu lực mã số thuế hộ kinh doanh 

Bước 1: Lựa chọn hình thức nộp hồ sơ 

Hộ kinh doanh nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh.

- Đối với trường hợp hồ sơ đăng ký thuế điện tử: Người nộp thuế  truy cập vào Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn để khai tờ khai và gửi kèm các hồ sơ theo quy định dưới dạng điện tử (nếu có), ký điện tử và gửi đến cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn.

- Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:  Nộp hồ sơ đăng ký thuế đồng thời với hồ sơ đăng ký kinh doanh theo cơ chế 1 cửa liên thông đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền gửi thông tin hồ sơ đã tiếp nhận của NNT sang cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Bước 2: Cơ quan thuế tiếp nhận

- Đối với hồ sơ đăng ký trực tiếp :

+ Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế. Công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận vào hồ sơ đăng ký thuế, ghi rõ ngày nhận hồ sơ, số lượng tài liệu theo bảng kê danh mục hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ đăng ký thuế nộp trực tiếp tại cơ quan thuế. Công chức thuế viết phiếu hẹn ngày trả kết quả, thời hạn xử lý hồ sơ đã tiếp nhận.

- Đối với trường hợp hồ sơ đăng ký thuế điện tử:

Cơ quan thuế thực hiện tiếp nhận hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, thực hiện kiểm tra, giải quyết hồ sơ thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan thuế.

+ Giao dịch điện tử trong đăng ký trực tiếp với cơ quan thuế:

+ Tiếp nhận hồ sơ: Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông báo tiếp nhận việc NNT đã nộp hồ sơ cho NNT qua Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ (Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế/Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN) chậm nhất 15 phút kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký thuế điện tử của người nộp thuế.

+ Kiểm tra, giải quyết hồ sơ: Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, giải quyết hồ sơ của người nộp thuế theo quy định của pháp luật về đăng ký thuế và trả kết quả giải quyết qua Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng thủ tục theo quy định và phải trả kết quả: Cơ quan thuế gửi kết quả giải quyết hồ sơ đến Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ theo thời hạn quy định tại Thông tư 86/2024/TT-BTC

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng thủ tục theo quy định, cơ quan thuế gửi thông báo về việc không chấp nhận hồ sơ, gửi đến Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Thông báo tiếp nhận hồ sơ.

+ Trường hợp đăng ký đồng thời với đăng ký kinh doanh theo cơ chế một cửa liên thông:

+ Tiếp nhận hồ sơ: Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thực hiện tiếp nhận hồ sơ từ cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã truyền sang.

Bước 3: Kiểm tra, giải quyết hồ sơ:

Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, giải quyết hồ sơ của người nộp thuế theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã và trả kết quả giải quyết qua Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã.

Cơ quan thuế gửi kết quả giải quyết hồ sơ qua Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã; hoặc đến địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế có tài khoản giao dịch điện tử trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế theo thời hạn quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã.

Trên đây là giải đáp của Công ty Luật Việt Phong về Thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế hộ kinh doanh. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề