Điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến thực phẩm

Thị trường thực phẩm ngày nay vô cùng đa dạng, từ các cơ sở sản xuất quy mô lớn đến những cơ sở chế biến nhỏ lẻ. Mỗi loại hình kinh doanh lại có những đặc thù riêng, đòi hỏi những yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm khác nhau. Vậy, để phù hợp với từng loại hình, các cơ sở chế biến thực phẩm phải đáp ứng những điều kiện gì để được cấp giấy chứng nhận? Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.

5 tiêu chuẩn an toàn thực phẩm phổ biến ...

1. Điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

  •  Về cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống

+ Phải có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng dành cho thực phẩm sống và thực phẩm chín;

+ Dụng cụ nấu nướng, chế biến thực phẩm phải được đảm bảo vệ sinh an toàn;

+ Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, vệ sinh sạch sẽ và giữ khô;

+ Phải tuân thủ các quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

  • Về khu vực chế biến thực phẩm và khu vực ăn uống

+ Bếp ăn phải được bố trí riêng biệt, bảo đảm không gây nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến;

+ Sử dụng nguồn nước đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến và kinh doanh thực phẩm;

+ Trang bị đầy đủ dụng cụ thu gom và chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm hợp vệ sinh;

+ Cống rãnh ở khu vực nhà hàng, quán ăn, nhà bếp phải được vệ sinh thường xuyên, đảm bảo thông thoát và không ứ đọng;

+ Nhà ăn phải thoáng mát, có đủ ánh sáng, được duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ và có biện pháp ngăn ngừa côn trùng, động vật gây hại;

+ Phải có thiết bị bảo quản thực phẩm trong quá trình chế biến, kinh doanh;

+ Phải có nhà vệ sinh và khu vực rửa tay đảm bảo hợp vệ sinh;

+ Chất thải, rác thải phải được thu gom hàng ngày sạch sẽ.

  •  Về chế biến và bảo quản thực phẩm

+ Nguồn nguyên liệu thực phẩm chế biến phải có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo an toàn;

+ Cơ sở phải thực hiện lưu mẫu thức ăn theo quy định;

+ Thực phẩm phải được chế biến theo cách an toàn và hợp vệ sinh;

+ Sản phẩm thực phẩm bày bán phải được để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, tránh sự xâm nhập và tiếp xúc của bụi, mưa, nắng và côn trùng, động vật gây hại, đồng thời phải được đặt trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.

2. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

  • Bộ Y tế:

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng;

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh các thực phẩm như yến sào, nhân sâm, linh chi, đông trùng hạ thảo…;

+ Cơ sở chế biến các thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, các chất phụ gia thực phẩm nằm ngoài danh sách các chất phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm được quy định bởi Bộ Y tế.

  • Bộ Công thương:

+ Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có quy mô lớn như:

  • Cơ sở sản xuất rượu: Từ 3 triệu lít/năm trở lên;
  • Cơ sở sản xuất bia: Từ 50 triệu lít/năm trở lên;
  • Cơ sở sản xuất nước giải khát: Từ 20 triệu lít/năm trở lên;
  • Cơ sở sản xuất sữa chế biến: Từ 20 triệu lít/năm trở lên;
  • Cơ sở sản xuất dầu thực vật: Từ 50 ngàn tấn/năm trở lên;
  • Cơ sở sản xuất bánh kẹo: Từ 20 ngàn tấn/năm trở lên;
  • Cơ sở sản xuất bột và tinh bột: Từ 100 ngàn tấn/năm trở lên.

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao bì dùng đóng gói chuyên dụng chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm kể trên.

  • Sở Công thương:

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm có quy mô vừa và nhỏ như:

  • Cơ sở sản xuất rượu: Dưới 3 triệu lít/năm trở lên;
  • Cơ sở sản xuất bia: Dưới 50 triệu lít/năm trở lên;
  • Cơ sở sản xuất nước giải khát: Dưới 20 triệu lít/năm trở lên;
  • Cơ sở sản xuất sữa chế biến: Dưới 20 triệu lít/năm trở lên;
  • Cơ sở sản xuất dầu thực vật: Dưới 50 ngàn tấn/năm trở lên;
  • Cơ sở sản xuất bánh kẹo: Dưới 20 ngàn tấn/năm trở lên;
  • Cơ sở sản xuất bột và tinh bột: Dưới 100 ngàn tấn/năm trở lên.

+ Cơ sở kinh doanh thực phẩm với nhiều loại sản phẩm như: cửa hàng tiện lợi, siêu thị…;

+ Cơ sở sản xuất các chất phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ để chế biến thực phẩm;

+ Cơ sở kinh doanh thực phẩm của thương nhân, đại lý bán buôn trên địa bàn 1 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ sở bán lẻ thực phẩm tại tỉnh, thành phố đó.

  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản:

  • Cơ sở kinh doanh rau, củ, quả;
  • Cơ sở sản xuất cà phê;
  • Cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm tươi sống;
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh chè;
  • Chợ đầu mối, đấu giá nông sản;
  • Cơ sở sản xuất muối.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến thực phẩm. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!

 

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề